Vai trò van tim trong tuần hoàn cơ thể
Tim đóng vai trò rất quan trọng, là trung tâm phân phối khoảng 300 lít máu mỗi giờ để duy trì sự sống của cơ thể, trong đó van tim có vai trò điều tiết quá trình này. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra đối với van tim điều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bình thường Trái tim người có 4 van: Van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Các van tim hoạt động theo cơ chế “đóng, mở” có vai trò định hướng dòng chảy của máu “ra, vào” tim theo nguyên tắc một chiều:
Vậy bệnh van tim là gì
Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở van và hẹp van.
Bệnh van tim gồm những loại nào ?
Bệnh van động mạch chủ
Đây là một van tim đặc biệt quan trọng đối với hệ tuần hoàn máu và cơ thể con người. Nếu hẹp van động mạch chủ xảy ra, dòng máu qua van động mạch chủ khó khăn, tim phải bóp mạnh hơn để đảm bảo đưa máu đi nuôi cơ thể. Tiến triển của bệnh hẹp van động mạch chủ thường không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài cho tới khi diện tích lỗ van động mạch chủ < 1,0 cm2. Khi xuất hiện triệu chứng thì tỷ lệ sống còn giảm rất nhanh chóng nếu không phẫu thuật (thời gian sống khoảng 2-3 năm do có nguy cơ đột tử)
Ngược lại, nếu van đóng không kín, tức khi hở van động mạch chủ, một phần lượng máu được bơm vào động mạch chủ (mạch máu lớn dẫn máu đi khắp cơ thể) sẽ trào ngược trở lại tim làm giảm dòng máu đi nuôi cơ thể. Bệnh hở van động mạch chủ thường không có biểu hiện trong nhiều năm, các triệu chứng khi xuất hiện thường là khó thở khi gắng sức sau đó dần dần thành khó thở khi nằm, cơn khó thở thường phát về đêm, cuối cùng là các dấu hiệu suy tim toàn bộ.
Bệnh van hai lá
Van hai lá có chức năng kiểm soát dòng máu mang oxy chảy một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Nếu lỗ van bị hẹp, lượng máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái sẽ bị hạn chế. Bệnh hẹp van hai lá về lâu dài khi nặng lên sẽ gây biến chứng như suy tim, rung nhĩ. Bệnh thường có các biểu hiện khó thở khi gắng sức, tăng lên khi nằm, ho ra máu, …
Mặt khác, khi van hai lá bị hở thì một lượng máu xuống tâm thất trái sẽ bị trào ngược trở lại tâm nhĩ trái. Bệnh hở van hai lá nhẹ hoặc vừa, bệnh nhân thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp hay tăng áp lực phổi, khi đó bệnh nhân mới có triệu chứng. Khi đó bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm
Bệnh van ba lá
Máu từ tâm nhĩ phải đi qua van ba lá xuống tâm thất phải rồi sau đó được bơm vào động mạch phổi lên phổi trao đổi oxy. Nếu van ba lá bị hẹp sẽ gây cản trở dòng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
Nếu van ba lá đóng không kín (tức hở), một phần máu từ tâm thất phải sẽ trào ngược lại tâm nhĩ phải. Trong cả hai trường hợp, tim đều phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu.
Hẹp van ba lá sẽ gây giãn tâm nhĩ phải trong khi tâm thất phải vẫn bình thường hoặc nhỏ hơn do không nhận đủ máu. Hở van ba lá sẽ gây giãn cả tâm thất phải và tâm nhĩ phải.
Bệnh van động mạch phổi
Van động mạch phổi cho phép máu đi từ tâm thất phải lên động mạch phổi để trao đổi oxy. Khi hở van động mạch phổi làm cho một lượng máu đáng lẽ đi vào động mạch phổi lại trào ngược lại tâm thất phải, ngược lại khi van động mạch phổi bị hẹp, gây cản trở tâm thất phải tống máu lên động mạch phổi.
Trong cả hai trường hợp, tâm thất phải đều phải làm việc nhiều hơn nhằm đảm bảo bơm đủ lượng máu. Thất phải sẽ bù đắp tình trạng này bằng cách giãn và phì đại thành cơ.
Vậy nguyên nhân nào gây bệnh van tim
Bệnh van tim có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
Bệnh van tim có nguy hiểm không? Cách nhận biết triệu chứng
Tùy tình trạng bệnh mà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau, tùy loại biểu hiện bệnh như hẹp van, hở van hoặc kết hợp vừa hẹp vừa hở…
Theo siêu âm đối với hẹp người ta chia ra làm 4 mức độ dựa vào diện tích mở van đo được (BT # 4cm2) gồm: Nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng. Đối với hở van siêu âm cũng chia làm 4 mức độ: Hở 1/4(nhẹ), 2/4(Trung bình), 3/4(Nặng), 4/4(Rất nặng).
Bệnh van tim trở nên nguy hiểm, khi tình trạng hẹp, hở van tim tiến triển nặng hơn và gây rối loạn chức năng bơm máu của tim. Hậu quả của bệnh van tim là rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ não, nếu không được điều trị tốt. Bệnh van tim nặng, bạn có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:
Các phương pháp điều trị bệnh van tim
Hầu hết các vấn đề về van tim có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa, thay thế. Tùy vào nguyên nhân gây hở van, các triệu chứng của bệnh (mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực), mức độ ảnh hưởng của van đến chức năng co bóp của tim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể.
Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị không làm cho van tim hết hẹp, hở nhưng có thể kiểm soát hoặc làm giảm các triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng là thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông...
Can thiệp hoặc phẫu thuật: Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tim mở, phẫu thuật tim nội soi hay can thiệp tim qua da sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên mức độ tổn thương van. Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp van tim cần thay thế hoặc sửa chữa. Can thiệp qua da được áp dụng với các trường hợp hẹp van tim hoặc khuyết tật van tim bẩm sinh. Thay van tim qua da (không mổ) là một kỹ thuật hiện đại nhưng chi phí còn cao.
03/02/2020 8:29:14 SA +07:00